tailieunhanh - Một số khuynh hướng mới trong nghiên cứu xã hội từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay

Bổ sung cho hai loại hình nghiên cứu truyền thống trong khoa học xã hội là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, bài viết đề cập đến các khuynh hướng mới xuất hiện từ khoảng nửa cuối thế kỷ XX đến nay. Đó là các loại hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết phê phán (critical theory), nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp (mixed methods research), các loại nghiên cứu đặt cơ sở trên các lý thuyết hậu thực chứng (postpositivism), hậu hiện đại (postmodernism), hậu cấu trúc (poststructuralism) và nghiên cứu theo lý thuyết về tính phức hợp (complexity theory). | 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (197) 2015 MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG MỚI TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XX ĐẾN NAY NGUYỄN XUÂN NGHĨA Bổ sung cho hai loại hình nghiên cứu truyền thống trong khoa học xã hội là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, bài viết đề cập đến các khuynh hướng mới xuất hiện từ khoảng nửa cuối thế kỷ XX đến nay. Đó là các loại hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết phê phán (critical theory), nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp (mixed methods research), các loại nghiên cứu đặt cơ sở trên các lý thuyết hậu thực chứng (postpositivism), hậu hiện đại (postmodernism), hậu cấu trúc (poststructuralism) và nghiên cứu theo lý thuyết về tính phức hợp (complexity theory). Năm 2006, bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Vài suy nghĩ về khuynh hướng và giả định trong các loại hình nghiên cứu xã hội, đã đề cập đến hai loại hình nghiên cứu kinh điển trong khoa học xã hội là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, với những ưu điểm và hạn chế của chúng. Loại hình nghiên cứu phê phán (critical research) cũng được nói đến, nhưng chỉ đôi nét (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2006, tr. 16-19). Tám năm sau bài viết trên, số lượng thông tin và tài liệu càng ngày càng gia tăng, do đó cần cập nhật hóa những khuynh hướng mới trong nghiên cứu xã hội mà ta tiếp cận được. Trong bài viết này, chúng tôi bàn luận đến những khuynh hướng có khả năng trở thành những hệ hình (paradigm)(1) tác động một cách hệ thống lên các nghiên cứu xã hội. 1. ĐÔI NÉT VỀ CƠ SỞ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI Nguyễn Xuân Nghĩa. Tiến sĩ. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Các loại hình nghiên cứu khác nhau đặt trên những nền tảng khác nhau, mà theo thuật ngữ của Kuhn được gọi là hệ hình (1962, bản dịch tiếng Việt 2008). Hệ hình có bốn ý nghĩa chính yếu sau đây: 1) được xem như là thế giới quan; 2) được xem như là lập trường nhận thức luận; 3) được xem như là những niềm tin được các thành viên trong một lãnh vực nghiên cứu cụ thể chia sẻ; 4) được xem như là những ví dụ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN