tailieunhanh - Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số

Bằng việc soi chiếu tình hình nghiên cứu thương mại hóa thông tin/báo chí trên thế giới, bài viết đưa ra một cách hiểu về thương mại hóa báo chí, từ đó nhận diện một số biểu hiện của thương mại hóa báo chí ở Việt Nam hiện nay được khái quát trong mối quan hệ với xã hội tiêu dùng, đạo đức báo chí, niềm tin của công chúng và Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để hạn chế xu hướng thương mại hóa báo chí trong tương lai. | N. T. Q. Nga / Định vị thương mại hóa báo chí ở Việt Nam trong kỉ nguyên số ĐỊNH VỊ THƢƠNG MẠI HÓA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG KỈ NGUYÊN SỐ Nguyễn Thị Quỳnh Nga Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 14/4/2017, ngày nhận đăng 27/7/2017 Tóm tắt: Bằng việc soi chiếu tình hình nghiên cứu thương mại hóa thông tin/báo chí trên thế giới, bài viết đưa ra một cách hiểu về thương mại hóa báo chí, từ đó nhận diện một số biểu hiện của thương mại hóa báo chí ở Việt Nam hiện nay được khái quát trong mối quan hệ với xã hội tiêu dùng, đạo đức báo chí, niềm tin của công chúng và Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để hạn chế xu hướng thương mại hóa báo chí trong tương lai. 1. Đặt vấn đề Thương mại hóa thông tin/báo chí (news/journalism commercialization) là khái niệm không còn xa lạ với truyền thông phương Tây. Năm 1992, nhà nghiên cứu truyền thông Gerald J. Baldasty đã xuất bản cuốn sách “The Commercialization of News in the Nineteenth Century” (tạm dịch: Thương mại hóa thông tin ở thế kỉ XIX) [7], với lập luận rằng những thay đổi mạnh mẽ trong lòng xã hội, nền kinh tế quốc gia và công nghiệp báo chí đã tạo ra xu hướng thương mại hóa thông tin trên báo chí. Ở thế kỉ 19, thông tin trở thành một loại hàng hóa mang giá trị lợi nhuận nhiều hơn vai trò đưa tin hay thuyết phục công chúng về các vấn đề chính trị. Khi các nhà quảng cáo thay thế các đảng phái chính trị trong việc hỗ trợ tài chính cho các tòa báo, họ gây ảnh hưởng đến các tờ báo trong việc định hướng thông tin đến khách hàng, đặc biệt là phụ nữ. Kết quả là các công thức nấu ăn, tiểu thuyết, các cuộc thi, các nội dung từ thể thao đến thời trang dần lấn át các thông tin về chính trị. Ở Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc nhiều đến khái niệm Email: quynhnga1506@ 28 thương mại hóa báo chí trong những năm gần đây, nhưng còn vắng bóng những cuốn sách, những công trình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN