tailieunhanh - Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở
Bài báo đề xuất 5 biện pháp để đổi mới công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường trung học cơ sở: (1) nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở; (2) lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của từng lớp học trong nhà trường; (3) chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở | L. H. Uyên / Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Lƣu Hồng Uyên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 18/10/2017, ngày nhận đăng 23/12/2017 Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ đặc trưng lao động sư phạm của giáo viên chủ nhiệm và thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở, bài báo đề xuất 5 biện pháp để đổi mới công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường trung học cơ sở: (1) nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở; (2) lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của từng lớp học trong nhà trường; (3) chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở; (4) xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác; (5) đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là nhà giáo được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục một lớp học sinh (HS) ngoài giờ lên lớp của GV bộ môn trong trường trung học cơ sở (THCS). Vì thế GVCN được xem là “linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp HS vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách” [2]. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay, khi vai trò của người GV có sự thay đổi căn bản, từ chỗ là “người truyền thụ tri thức có sẳn” sang đóng vai trò của người trọng tài, cố vấn cho hoạt động nhận thức của HS thì vai trò của người GVCN trường THCS cũng có những thay đổi căn bản. GVCN trở thành người chịu trách nhiệm chính trong “phát triển trí tuệ, thể chất, h nh thành ph m chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS” [1; tr. 123]. Khi triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, GVCN còn là người tổ chức các hoạt động .
đang nạp các trang xem trước