tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường phổ thông - kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Bài viết này đề cập, đánh giá những kinh nghiệm từ các chương trình ứng dụng ICT vào hoạt động BDGV ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học khi áp dụng đối với Việt Nam. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 65-73 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Mai Văn Trinh (1), Đặng Thị Thu Thủy (2), Nguyễn Trí Anh (3) 1 Cục quản lí chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 3 Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017 Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong bồi dưỡng giáo viên (BDGV) đã được triển khai, áp dụng từ những năm 1960 ở nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng ICT trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ICT được xem là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình đổi mới dạy và học, đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, thực tiễn việc triển khai ứng dụng ICT trong giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động BDGV hiện nay vẫn chưa đồng bộ, xuyên suốt, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đổi mới giáo dục. Bài viết này đề cập, đánh giá những kinh nghiệm từ các chương trình ứng dụng ICT vào hoạt động BDGV ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học khi áp dụng đối với Việt Nam. 1. Mở đầu Phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, đó là nguồn duy nhất đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiện thực hóa mọi kế hoạch cho tương lai, đặc biệt trong thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế tri thức. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Để đáp ứng sự thay đổi liên tục của nhu cầu xã hội, giáo viên cần phải được bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên .
đang nạp các trang xem trước