tailieunhanh - Tăng cường gắn kết trường đại học với trường phổ thông để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
Chương trình đào tạo giáo viên của các khoa/trường sư phạm phải gắn với thực tế dạy học ở phổ thông. Giờ dạy của giảng viên nên giảm tính hàn lâm, giảm lý thuyết, chú trọng đào tạo kỹ năng sư phạm cho người học. Thời gian thực tập nghề của sinh viên cần được tăng thêm, hình thức thực tập nên được cải tiến. Các biện pháp vừa nêu phải được tiến hành đồng bộ thì mới có hiệu quả. | Đ. Lưu, L. H. Quang / Tăng cường gắn kết trường đại học với trường phổ thông. TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Đặng Lưu, Lê Hồ Quang Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017 Tóm tắt: Để tăng cường gắn kết giữa trường đại học và trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cần khẩn trương thực hiện một số biện pháp. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy định trách nhiệm của trường phổ thông trong việc phối hợp với trường đại học sư phạm để đào tạo nghề cho sinh viên. Chương trình đào tạo giáo viên của các khoa/trường sư phạm phải gắn với thực tế dạy học ở phổ thông. Giờ dạy của giảng viên nên giảm tính hàn lâm, giảm lý thuyết, chú trọng đào tạo kỹ năng sư phạm cho người học. Thời gian thực tập nghề của sinh viên cần được tăng thêm, hình thức thực tập nên được cải tiến. Các biện pháp vừa nêu phải được tiến hành đồng bộ thì mới có hiệu quả. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong việc đổi mới nền giáo dục quốc gia, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định cho sự thành công. Hễ ai quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đều dễ dàng nhận ra điều đó. Việc cập nhật thông tin về các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay giúp ta có điều kiện đối sánh và thấy rõ tình trạng đáng lo ngại trong đào tạo ngành sư phạm cũng như chất lượng giáo viên ở Việt Nam. Gần đây, chủ đề này đã làm nóng các diễn đàn. Nhiều người chỉ ra một “chùm” nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên. Chất lượng đầu vào thấp. Chương trình đào tạo chủ yếu cung cấp tri thức, chưa chú ý phát triển năng lực sư phạm của người học. Khâu rèn nghề chưa đảm bảo yêu cầu khiến người học thiếu các kỹ năng cần thiết mà thực tế đòi hỏi. Sinh viên không có động lực học tập vì khó tìm việc sau khi ra trường. Đời sống của giáo viên căn bản là khó khăn, không có sức hấp dẫn đối với người học sư phạm. Tâm lý thực dụng của con người trong nền kinh tế thị trường. Do sự chi phối của một chuỗi nguyên Email: .
đang nạp các trang xem trước