tailieunhanh - Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm theo quan điểm dạy học tương tác

Bài báo tập trung phân tích yêu cầu phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong hệ thống năng lực nghề nghiệp theo quan điểm dạy học tương tác. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 51-57 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Nguyễn Thị Việt Hà, Đậu Khắc Tài Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 03/11/2017, ngày nhận đăng 05/12/2017 Tóm tắt: Hiện nay, đào tạo tiếp cận năng lực là một xu hướng cơ bản của đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục trên thế giới. Ở Việt Nam, chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới đang được soạn thảo và dự kiến sẽ đưa vào thực hiện sau năm 2018. Đồng thời, các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước cần đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực, chú trọng năng lực nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên sư phạm. Bài báo tập trung phân tích yêu cầu phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong hệ thống năng lực nghề nghiệp theo quan điểm dạy học tương tác. 1. Đặt vấn đề Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được xem là giải pháp mang tính cốt lõi, đột phá. Vì thế, việc đào tạo giáo viên của các nhà trường sư phạm không thể không chú ý tới yêu cầu phát triển năng lực chung, đặc biệt là năng lực sư phạm. Quá trình đổi mới ở bậc đại học, nhất là trong các cơ sở đào tạo giáo viên cũng phải tiến hành đồng bộ, đổi mới chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để đào tạo lực lượng giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được ban hành, theo đó, dạy học tích hợp (DHTH) vừa là nội dung, vừa là hình thức tổ chức dạy học được ưu tiên nhằm phát triển năng lực người học. Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học ở bậc đại học có đào tạo giáo viên là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành, phát triển năng lực nghề nghiệp, trong đó có năng lực DHTH cho cho sinh viên (SV) sư phạm. Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ở các trường đại học cần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.