tailieunhanh - Thực trạng phân bố các loài dược liệu Cát Sâm và thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Bài viết xác định thực trạng phân bố các loài cây Cát Sâm và Thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài dược liệu Cát Sâm và cây Thiên niên kiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ CÁC LOÀI DƢỢC LIỆU CÁT SÂM VÀ THIÊN NIÊN KIỆN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA Đỗ Ngọc Dương1, Đỗ Trọng Hướng2, Lê Hùng Tiến3, Nguy n Thị Mai4 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về các loài cây dược liệu Cát sâm và Thiên niên kiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, t ỉnh Thanh Hóa đã xác định được: loài cây Cát sâm có tần xuất bắt gặp là 7,93 cây/km; loài Thiên niên kiện mật độ trung bình 4 - 6 khóm/m2 (40 -50 nhánh). Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cát sâm tại khu vực nghiên cứu là rất kém; các cá thể đã phát hiện được trong quá tr nh điều tra đều là những cây nhỏ, không thấy hoa quả, không có nguồn hạt phát tán. Đối với Thiên niên kiện, nhờ khả năng tái sinh tự nhiên tốt hơn bằng việc đ nhánh và từ hạt. Cát sâm và Thiên niên kiện mọc ở vùng có điều kiện sinh thái là các khu rừng thứ sinh, rừng tre nứa và rừng phục hồi sau nương rẫy, có ít cây gỗ lớn, thường chỉ có cây gỗ nhỏ và cây bụi như D , Lòng mang, Chạc chìu, Tre nứa. Kết quả nghiên cứu là thông tin quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát triển các loài dược liệu tại Khu BTTN Xuân Liên. Từ khóa: Bảo tồn, dược liệu, Cát sâm, Thiên niên kiện, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang là một hướng đi mới góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân miền núi, vùng cao. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thường Xuân nói riêng có một số hộ gia đình trồng thử nghiệm một số loài cây thuốc có tiềm năng kinh tế. Cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ) thuộc họ Đậu (Fabaceae); là loài cây có tác dụng chống ho: Gây ho cho chuột nhắt bằng cách phun ammoniac. Cho chuột uống nước sắc Cát sâm, ho giảm rõ rệt so với lô đối chứng. Độc tính của thân và lá Cát sâm: Cao lỏng chiết bằng nước và cồn từ thân và lá Cát sâm tiêm trong màng bụng chuột nhắt trắng với liều lượng .
đang nạp các trang xem trước