tailieunhanh - Chương 2: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
Đây là chương 2 của tài liệu giáo trình pháp luật. học tập để cùng nhau tìm hiểu về bản chất nhà nước chúng ta. | Với sự ra đời của thuyết khế ước xã hội đánh dấu một bước tiến trong nhận thức của con người về nguồn gốc nhà nước, đó là một cú đánh mạnh vào thành trì xã hội phong kiến, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của chế độ phong kiến. Theo học thuyết, chủ quyền trong nhà nước thuộc về nhân dân, và trong trường hợp nhà nước không làm tròn vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ bị mất hiệu lực, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn, nó chứa đựng những yếu tố tiến bộ xã hội, coi nhà nước và quyền lực nhà nước là sản phẩm của sự vận động xã hội loài người. Tuy nhiên, thuyết khế ước xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước. Nó chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.
đang nạp các trang xem trước