tailieunhanh - Kinh tế lượng - TS. Trần Ngọc Minh
Nếu như kinh tế vĩ mô và vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KINH TẾ LƯỢNG (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KINH TẾ LƯỢNG Biên soạn : TS. TRẦN NGỌC MINH LỜI NÓI ĐẦU Nếu như kinh tế vĩ mô và vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng trên cơ sở các số liệu thu thập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Từ nhiều năm nay, cùng với sự phát triển của tin học và máy vi tính, kinh tế lượng đã được áp dụng rộng rãi trong kinh tế cũng trong nhiều lĩnh vực khác. Đã có nhiều tạp chí, sách giá khoa viết về kinh tế lượng. Trong số đó phải kể đến các tác giả như: H. Theil (Đại học Chicago), J. Johnston, Daniel, (Đại học Califonia), (Viện hàn lâm quân sự Hoa kỳ.). Ở Việt nam cũng đã có một số giáo trình Kinh tế lượng do một số tác giả viết như “Kinh tế lượng” của tác giả: . Vũ Thiếu; của . Nguyễn Quang Đông, của . Nguyễn Khắc Minh và của tác giả Hoàng Ngọc Mhậm, Những cuốn giáo khoa kinh tế lượng đó được trình bày bằng công cụ thống kê toán và ngôn ngữ toán học chặt chẽ và có tính khái quát cao. Nội dung chủ yếu của môn học này là nhằm giới thiệu: - Cách thiết lập các mô hình toán học để mô tả mối quan hệ kinh tế, tức là nêu ra các giả thiết hay giả thiết về các mối quan hệ này giữa các biến số kinh tế (chẳng hạn như nhu cầu về số lượng hàng hoá phụ thuộc tuyến tính thuận chiều với thu nhập và ngược chiều với giá cả). - Ước lượng các tham số nhằm nhận được số đo về sự ảnh hưởng của các biến độc lập khác nhau. - Kiểm định tính vững chắc của các giả thuyết đó. - Và cuối cùng, sử dụng các mô hình đó để đưa ra các dự báo hoặc dự đoán và mô phỏng các hiện tượng kinh tế. Kinh tế lượng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế và Quản .
đang nạp các trang xem trước