tailieunhanh - Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số vấn đề cấp bách đặt ra trong xu thế hội nhập và phát triển
Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) của các dân tộc là sự thể hiện trình độ phát triển văn hoá và tư duy của từng dân tộc. Ngôn ngữ đã tích tụ lưu giữ quá khứ lịch sử truyền thống, phản ảnh quan niệm về vũ trụ, cái nhìn về cuộc sống và tương lai mà từng dân tộc đã đúc kết và xây dựng nên. Khi một ngôn ngữ biến mất, thì những kiến thức này cũng sẽ mất theo và điều đó đồng nghĩa với việc một phần lịch sử và văn hóa của nhân loại bị xóa sổ và nền văn hoá chung của thế giới cũng bị “nghèo đi”. | Ngôn ngữ của dân tộc đa số có sự tác động mạnh đến nỗi nó trở thành ngôn ngữ chính thức tại các vùng có nhiều dân tộc thiểu số, được sử dụng trên các phương tiện truyền thông (báo chí, Intemet, truyền hình.), tại các trường học (sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu) và trong các văn bản hành chính của chính quyền. Trong khi đó ngôn ngữ của dân tộc thiểu số dù được công nhận sự tồn tại, nhưng lại chỉ được phổ biến trong các phạm vi có giới hạn và không quá phổ biến như: làng mạc, gia đình và các buổi lễ cổ truyền. Vấn đề này đã làm cho ngôn ngữ đa số ngày càng “phình to” và “lan toả” vào mọi ngõ ngách của cuộc sống xã hội, tạo ra sức ép làm cho ngôn ngữ dân tộc thiểu số ngày càng “thu hẹp” và trở nên ít phổ biến hơn. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự xâm nhập của ngôn ngữ dân tộc đa số vào ngôn ngữ dân tộc thiểu số làm cho ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, bị pha tạp bởi rất nhiều từ ngữ của dân tộc đa số, kết quả của sự xâm nhập này đã làm cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nghèo đi và tất yếu sẽ dẫn tới nguy cơ suy thoái.
đang nạp các trang xem trước