tailieunhanh - Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Phải chăng bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới trong cách dạy và cách học để để mỗi bài giảng không còn là những kiến thức nặng nề với con số và sự kiện. Và một phần không thể thiếu để hỗ trợ giáo viên là “ các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử”. Đây là những biện pháp cơ bản nhất nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện một giờ học lịch sử hiện nay. Để nắm vững nội dung chính mời các em cùng tham khảo tài liệu. | - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và phân tích bức tranh: Đây là một bức tranh biếm họa về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng. Bức tranh gồm ba người, họ đại diện cho ba đẳng cấp khác nhau trong xã hội. Ông già bên dưới gày gò, ốm yếu là tầng lớp nông dân, đại diện cho đẳng cấp thứ ba đang phải cõng trên lưng mình hai đẳng cấp trên. Người ngồi đằng trước mặc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá là đại diện cho đẳng cấp tăng lữ. Người ngồi đằng sau mặc quần áo diêm dúa, đeo thanh kiếm là đại diện cho đẳng cấp quý tộc. Trong túi quần túi áo của hai đẳng cấp trên thò ra là những văn tự, khế ước cho vay lãi đối với người nông dân. Người nông dân phải oằn mình cõng trên lưng hai người báo khỏe chính là thể hiện sự áp bức, bóc lột nặng nề của hai đẳng cấp trên với đẳng cấp thứ ba. Hình ảnh chiếc cuốc cũ kĩ, mòn vẹt chính là biểu tượng cho công cụ canh tác lạc hậu, thô sơ của nền nông nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XVIII. Và những chim, thỏ, chuột chính là hình ảnh tượng trưng cho sự phá hoại mùa màng của thiên dịch, sâu bệnh. Tất cả đều cho thấy sự áp bức bất công của hai đẳng cấp trên đối với đẳng cấp thứ ba và cho thấy một nền nông nghiệp hết sức què quặt, lạc hậu của Pháp vào cuối thế kỉ XVIII.
đang nạp các trang xem trước