tailieunhanh - Nghiên cứu gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp levobupivacain và morphin cho phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả vô cảm, giảm đau sau mổ và các tác dụng không mong muốn của gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp levobupivacain và morphin trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. | Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 NGHIÊN CỨU GÂY TÊ KHOANG CÙNG BẰNG HỖN HỢP LEVOBUPIVACAIN VÀ MORPHIN CHO PHẪU THUẬT VÙNG DƢỚI RỐN Ở TRẺ EM Trịnh Xuân Cường*; Nguyễn Ngọc Thạch** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả vô cảm, giảm đau sau mổ và các tác dụng không mong muốn của gây tê khoang cùng (GTKC) bằng hỗn hợp levobupivacain và morphin trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: 80 bệnh nhi (BN) từ 1 - 5 tuổi phẫu thuật vùng dưới rốn trở xuống và vô cảm bằng GTKC, chia 2 nhóm: nhóm I (nhóm nghiên cứu): GTKC bằng levobupivacain 2 mg/kg; morphin 30 µg/kg và NaCl 9‰ vừa đủ để levobupivacain có nồng độ 0,2%, thể tích GTKC 1 ml/kg; nhóm II (nhóm chứng): GTKC bằng levobupivacain 2 mg/kg và NaCl 9‰ vừa đủ để levobupivacain có nồng độ 0,2%, thể tích GTKC 1 ml/kg. Kết quả: nhóm I có thời gian khởi tê ở mức T10 là 11,6 ± 1,6 phút, mức độ vô cảm tốt 97,5%; thời gian giảm đau sau GTKC 8,9 ± 1,5 giờ, dài hơn so với nhóm II (p 0,05). Kết luận: GTKC cho BN bằng hỗn hợp levobupivacain và morphin cho các phẫu thuật vùng dưới rốn có mức độ vô cảm tốt hơn, giảm đau sau mổ kéo dài hơn và các tỷ lệ nôn, buồn nôn, ngứa cao hơn nhóm chứng. * Từ khóa: Gây tê khoang cùng; Levobupivacain; Morphin; Phẫu thuật vùng dưới rốn; Trẻ em. Studying Caudal Anesthesia by Combination of Levobupivacaine and Morphine for Below Umbilical Sugery in Pediatric Patients Summary Objectives: To evaluate anesthesia efficacy, analgesia, and unwanted effects of caudal anesthesia by combination of levobupivacaine and morphine for under umbilical surgery in children. Subject and methods: 80 pediatric patients, ages of 1 - 5 years old had caudal anesthesia for under umbilical surgery. These patients were divided into two groups. Group I (study group) had caudal anesthesia by combination of levobupivacaine 2 mg/kg, morphine 30 µg/kg, and normal saline for levobupivacaine 2%. Volume of caudal anesthesia in the group I was 1 ml/kg. Group II (control group) had caudal anesthesia by .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN