tailieunhanh - Tác động lan tỏa của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp của các nước ASEAN-5

Trong giai đoạn 1990-2014, nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức khá với tốc độ bình quân hàng năm là 5,32%. Đóng góp vào thành tựu tăng trưởng này phải kể đến vai trò của xuất khẩu. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong xuất khẩu của cả nhóm đạt 9%. những tác động của xuất khẩu qua bài viết sau. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 80-87 Tác động lan tỏa của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp của các nước ASEAN-5 Đào Thị Bích Thủy*3* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Trong giai đoạn 1990-2014, nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức khá với tốc độ bình quân hàng năm là 5,32%. Đóng góp vào thành tựu tăng trưởng này phải kể đến vai trò của xuất khẩu. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong xuất khẩu của cả nhóm đạt 9%. Phân tích hồi quy trên cơ sở mô hình tăng trưởng kinh tế của Feder (1982) cho nhóm 5 nước giai đoạn 1990-2014 cho thấy xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động lan tỏa với 1% tăng trong xuất khẩu dẫn đến 0,11% tăng trong sản lượng của các khu vực khác. Bên cạnh đó, năng suất của khu vực xuất khẩu cũng ở mức cao hơn năng suất của các khu vực khác trong nền kinh tế. Nghiên cứu gợi ý chính sách tăng trưởng nên tập trung vào đầu tư gia tăng năng suất của khu vực xuất khẩu. Nhận ngày 14 tháng 4 năm 2016, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tác động lan tỏa. 1. Giới thiệu * đẩy doanh nghiệp tăng đầu tư vào công nghệ mới như một chiến lược cho quy mô sản lượng cao hơn và gia tăng tỷ lệ vốn hình thành [1]. Konya (2004), About-Stait (2005) và Arthar (2012) cho thấy tăng trưởng trong xuất khẩu giúp cải thiện phân bổ nguồn lực, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ, nâng cao kỹ năng của người lao động và trình độ quản lý, tạo việc làm và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế [2]. Tập trung ở một góc độ khác, Feder (1982) lập luận rằng năng suất cao hơn của khu vực xuất khẩu sẽ có tác động lan tỏa đến tăng trưởng của các khu vực khác [3]. Theo ông, thứ nhất, có tồn tại sự khác biệt trong năng suất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN