tailieunhanh - Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại

Bài viết phân tích các xu hướng và những thay đổi gần đây trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP. Kết quả cho thấy tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu sang các thị trường RCEP, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu đi kèm với sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu xuất khẩu từ nhiên liệu và nguyên liệu thô tới hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa vốn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 NGHIÊN CỨU Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại Nguyễn Tiến Dũng** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết phân tích các xu hướng và những thay đổi gần đây trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP. Kết quả cho thấy tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu sang các thị trường RCEP, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu đi kèm với sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu xuất khẩu từ nhiên liệu và nguyên liệu thô tới hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa vốn. Thị trường khu vực đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam, bao gồm cả dệt may và giày dép. Thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu cũng cho thấy tính bổ sung thương mại lớn hơn và tiềm năng lớn hơn cho việc mở rộng thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP thời gian tới. Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Thương mại, cơ cấu thương mại, tăng trưởng, Việt Nam, RCEP. 1. Mở đầu * Vào năm 2012, các nước ASEAN và các nước đối thoại gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã khởi động quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP sẽ thống nhất các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 hiện có và xây dựng một khu vực thương mại tự do chung cho toàn vùng. RCEP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng như xây dựng các quy tắc xuất xứ chung. Cùng với việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ RCEP có thể có những tác động sâu rộng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam thời gian tới. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Cùng với những nỗ lực mở cửa kinh tế và hội nhập

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.