tailieunhanh - Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu này đã đề cập đến thực trạng về nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên đối với công tác thi đua, khen thưởng, thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của giáo viên và thực trạng công tác quản lý thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng như quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng. | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 1 NGUYỄN LONG TUẤN 1, TRẦN VĂN HIẾU 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng các trường Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) là yêu cầu cần thiết đáp ứng bối cảnh đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nghiên cứu này đã đề cập đến thực trạng về nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV, NV) đối với công tác thi đua, khen thưởng, thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của giáo viên và thực trạng công tác quản lý thi đua khen thưởng của Hiệu trưởng trường TH, THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng như quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua; đổi mới quy trình đánh giá công tác thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến; tăng cường huy động các nguồn lực cho công tác thi đua, khen thưởng; phát huy vai trò đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng và tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng. Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, Hiệu trưởng, thi đua, khen thưởng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bàn về công tác thi đua, và đã chỉ ra rằng, thi đua là một hiện tượng khách quan nảy sinh do sự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất. Theo , "ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua" [4, tr. 474]. Thi đua được nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và có kế hoạch của nền sản xuất hiện đại. Sự tiếp xúc xã hội đã tạo ra thi đua và làm tăng năng suất lao động của người công nhân. Còn đã phát triển một cách biện chứng lý luận về .
đang nạp các trang xem trước