tailieunhanh - Giải bài tập Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước SGK GDCD 11

Tài liệu gồm phần tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học và gợi ý cách giải bài tập số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 64,65 sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức lý thuyết đã học trên lớp đồng thời rèn luyện kỹ năng giải các bài tập trong SGK. Mời các bạn tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần a. Khái niệm thành phần kinh tế - Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất b. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần - Về mặt lí luận: trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. - Về mặt thực tiễn: số lượng thành phần kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì. - Ở nước ta lực lượng sản xuất còn thấp kém, không đều nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau - Những thành phần kinh tế tàn dư: kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn còn lợi ích nhất định đối với nền kinh tế - Những thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cần tiếp tục được củng cố và phát triển → Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần c. Các thành phần kinh tế ở nước ta - Kinh tế Nhà nước: + Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. + Hình thức biểu hiện: Các doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách, quỹ dự trữ, Ngân hàng nhà nước, Hệ thống bảo hiểm. + Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Kinh tế tập thể: + Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. + Hình thức: Gồm nhiều hình thức: Hợp tác đa dạng, mà hợp tác xã là nòng cốt. + Vai trò: Ngày một phát triển và cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng  của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa - Kinh tế tư bản tư nhân: (Tư bản tư nhân, cá thể tiểu thủ) + Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê. + Hình thức: Các doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa đang sản xuất - kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm. + Vai trò: Giải quyết việc làm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN