tailieunhanh - Tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua việc dạy học học phần ngữ dụng học

Việc dạy học ngôn ngữ cho sinh viên không chỉ đơn thuần là để hiểu, để biết mà học ngôn ngữ để sử dụng trong hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Bài viết tập trung vào vấn đề tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua các trải nghiệm học tập tích hợp trong dạy học học phần Ngữ dụng học. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ TÍCH HỢP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC HỌC PHẦN NGỮ DỤNG HỌC Nguyễn Thị Bé1 TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục cần phải đào tạo ra những con người vừa có tri thức khoa học, vừa có tri thức chuyên môn ngành nghề đáp ứng yêu cầu của công việc, đồng thời cũng phải có những năng lực chung và năng lực cá nhân để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Chính vì vậy, việc dạy học ngôn ngữ cho sinh viên không chỉ đơn thuần là để hiểu, để biết mà học ngôn ngữ để sử dụng trong hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Bài viết tập trung vào vấn đề tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua các trải nghiệm học tập tích hợp trong dạy học học phần Ngữ dụng học. Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lực giao tiếp, Ngữ dụng học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điểm mấu chốt của chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà là chuyển từ cách tiếp cận kiến thức sang cách tiếp cận năng lực. Thực hiện quan điểm trên, quá trình giáo dục và đào tạo ở các trường đại học phải coi trọng nhiệm vụ rèn luyện, phát triển hệ thống những phẩm chất, năng lực chung và chuyên ngành cho sinh viên. Trong hệ thống những phẩm chất và năng lực đó, năng lực giao tiếp là một trong những năng lực quan trọng nhất: vừa là năng lực chung của các chuyên ngành vừa là năng lực chuyên biệt của một số chuyên ngành. Đỉnh chóp của năng lực giao tiếp là việc thể hiện các chuẩn mực văn hóa trong giao tiếp hay còn gọi là văn hóa giao tiếp. Thực tế thì học sinh khi bước vào các trường chuyên nghiệp vẫn bị đánh giá thấp về năng lực giao tiếp, đặc biệt là văn hóa giao tiếp. Trách nhiệm này thuộc về nhiều người nhưng vai trò chính là giảng viên các ngành Văn hóa, Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng. Bài viết tập trung vào vấn đề tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua các trải nghiệm học tập tích hợp trong dạy học học phần Ngữ dụng học. 2. NỘI DUNG . Một số cơ sở lý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN