tailieunhanh - Tìm hiểu về sự tiếp tục hiện diện của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975
Trong hai thập niên 1955-1975, hợp tác văn hóa, giáo dục Pháp-Việt thực chất là đơn phương vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn tỏ ra thù nghịch với nước Pháp, lúc thì bị lên án là nước thuộc địa cũ lúc khác thì là trung lập. Tuy nhiên, hai công cụ ngoại giao văn hóa chính của Pháp là hệ thống trường học và các trung tâm văn hóa lại rất thành công và có uy tín đối với hàng ngàn gia đình phụ huynh và công chúng rộng rãi. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 25-41 TRAO ĐỔI Tìm hiểu về sự tiếp tục hiện diện của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 Nguyễn Thụy Phương* Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông, Đại học Paris Diderot Nhận ngày 9 tháng 6 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Pháp rút khỏi Việt Nam. Nếu như ở miền Bắc, nước Pháp chỉ giữ lại tại Hà Nội trường trung học Albert Sarraut, đại diện duy nhất trên phương diện văn hóa, từ 1955 đến 1965, thì ở miền Nam, sự hiện diện của Pháp vẫn còn mạnh nhờ vào hệ thống các xí nghiệp và mạng lưới văn hóa, giáo dục. Tại đây, trong hai thập niên 1955-1975, hợp tác văn hóa, giáo dục Pháp-Việt thực chất là đơn phương vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn tỏ ra thù nghịch với nước Pháp, lúc thì bị lên án là nước thuộc địa cũ lúc khác thì là trung lập. Tuy nhiên, hai công cụ ngoại giao văn hóa chính của Pháp là hệ thống trường học và các trung tâm văn hóa lại rất thành công và có uy tín đối với hàng ngàn gia đình phụ huynh và công chúng rộng rãi. Từ khóa: Hợp tác giáo dục, trường học, ngoại giao văn hóa, hậu thuộc địa, giải thực dân. chỉ giành cho con em người Pháp, nhưng ngay từ 1946, khi chiến sự nổ ra, đa số thường dân Pháp rời Đông Dương, làm vơi hẳn số lượng học sinh người Pháp, thì trường tiếp nhận học sinh Việt, lúc này trở thành đại đa số. Đơn cử, năm 1943 chỉ có 20% học sinh Việt trong trường Pháp thì đến 1950 chuyển lên thành 85%, tức là khoảng trên 7000 học sinh1. Kể từ 1954, Pháp quan hệ ngoại giao độc lập với hai nhà nước Việt Nam với hai thể chế chính trị đối lập nhau. Hợp tác giáo dục của Pháp ở Nam Việt Nam trong hai thập niên của cuộc chiến tranh Việt Nam (1955-1975) không đi theo một chu trình thông thường mà là một sự nỗ lực đơn 1. Lời mở đầu ∗ Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp rút lui trên lĩnh vực quân sự và chính trị ở Việt Nam. Bị hất cẳng ở miền Bắc, Pháp vẫn tiếp tục hiện diện ở miền
đang nạp các trang xem trước