tailieunhanh - Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị thời kỳ cổ đại

Bài viết đề cập đến những tư tưởng về thủ lĩnh chính trị ở cả phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại để thấy được dù thời kỳ cổ đại hay hiện đại, dù phương Đông hay phương Tây, quan niệm về thủ lĩnh chính trị với vị trí, vai trò, những phẩm chất của người thủ lĩnh vẫn có những mẫu số chung, và việc lựa chọn thủ lĩnh chính trị với những phẩm chất cần có vẫn là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển của một nền chính trị. | Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ QUAN NIỆM VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ CỔ ĐẠI Đặng Thùy Vân1 TÓM TẮT Trong khoa học chính trị, thủ lĩnh chính trị được nghiên cứu với tư cách là hiện tượng đặc biệt của quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, với tư cách là người đứng đầu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Trong nội dung bài biết này, tác giả đề cập đến những tư tưởng về thủ lĩnh chính trị ở cả phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại để thấy được dù thời kỳ cổ đại hay hiện đại, dù phương Đông hay phương Tây, quan niệm về thủ lĩnh chính trị với vị trí, vai trò, những phẩm chất của người thủ lĩnh vẫn có những mẫu số chung, và việc lựa chọn thủ lĩnh chính trị với những phẩm chất cần có vẫn là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển của một nền chính trị. Từ khóa: Thủ lĩnh chính trị, thời kỳ cổ đại, tư tưởng chính trị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thủ lĩnh chính trị là phạm trù cơ bản của khoa học Chính trị. Có nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu về phạm trù này, tuy nhiên Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh chính trị như là một nhân tố quy định đến tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính trị. Xem xét ở vai trò đó của thủ lĩnh chính trị, ngay từ buổi sơ khai của chính trị học, các nhà tư tưởng đã bàn về thủ lĩnh chính trị một cách có hệ thống, từ việc khẳng định vị trí, vai trò của người đứng đầu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, đến những phẩm chất cần có và đặc biệt là những phương pháp trong hoạt động chính trị khi người thủ lĩnh là chủ thể của hoạt động ấy. 2. NỘI DUNG . Quan niệm về thủ lĩnh chính trị trong tư tưởng chính trị phương Đông Trong tư tưởng chính trị phương Đông, tư tưởng chính trị Trung Quốc là nội dung tiêu biểu phản ánh những giá trị đặc trưng cho tư tưởng chính trị phương Đông. Bởi vậy, trong phạm vi bài viết này,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN