tailieunhanh - Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ yếu tố văn hóa tâm linh

Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ yếu tố văn hóa tâm linh trình bày tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 là mảnh đất màu mỡ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc tiếp cận tiểu thuyết thời kì này dưới góc nhìn văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh chưa thực sự được chú trọng,. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ YẾU TỐ VĂN HÓA TÂM LINH Phan Thúy Hằng*, Hoàng Thị Huế** , Phan Trọng Thưởng*** TÓM TẮT Title: Vietnam novels after 1986 seen from spiritual culture factors Từ khóa: Tiểu thuyết, văn hóa tâm linh Keywords: Novels, spiritual culture Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/10/2016; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 07/11/2016; Ngày chấp nhận đăng bài: 05/01/2017. Tác giả: * ThS., NCS., trường Đại học Khoa học – Đại học Huế ** TS., Đại học Sư phạm Huế *** ., Viện Văn học Hà Nội Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 là mảnh đất màu mỡ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc tiếp cận tiểu thuyết thời kì này dưới góc nhìn văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ yếu tố tâm linh, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ tâm linh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thể hiện chiều sâu nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm. ABSTRACT Vietnamese novels after 1986 is fertile piece which were interesting many researchers in finding out on many respects. However, approaching these novels in this period of cultural perspective, especially spiritual culture has not really been focused. So, learning Vietnamese novels after 1986, seen from the spiritual element, is also an important factor in demonstrating the depth of content and form of art of works. 1. Đặt vấn đề Văn học và văn hóa tâm linh có mối liên hệ khăng khít trong lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào. Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần, ở đó con người tin vào cái thiêng. Nguyễn Đăng Duy (1996, ) đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về văn hóa tâm linh:“Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Đó .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN