tailieunhanh - Đặc điểm điều kiện địa hóa sinh thái của sá sùng (Sipuculus nudus) ở rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm địa hóa sinh thái của sá sùng tại rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sá sùng sinh sống chủ yếu tại các bãi triều xung quanh rừng ngập mặn có thành phần trầm tích cát chiếm khoảng 82,47 %. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 177-186 Đặc điểm điều kiện địa hóa sinh thái của sá sùng (Sipuculus nudus) ở rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tài Tuệ*, Phạm Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Đăng Quy, Đặng Minh Quân, Nguyễn Đình Thái, Mai Trọng Nhuận Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Sá sùng (Sipuculus nudus) là nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao của người dân vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và môi trường sống nhưng chưa có nghiên cứu xác định đặc điểm địa hóa sinh thái, nguồn thức ăn và bậc dinh dưỡng của sá sùng. Điều này dẫn đến thiếu cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì sản lượng của nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm địa hóa sinh thái của sá sùng tại rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sá sùng sinh sống chủ yếu tại các bãi triều xung quanh rừng ngập mặn có thành phần trầm tích cát chiếm khoảng 82,47 %. Hàm lượng vật chất hữu cơ, TOC, TN, giá trị δ13C và δ15N lần lượt biến đổi trong khoảng từ 1,39 và 18,82 %; 1,74 và 4,18 %; 0,01 và 0,37 %; -27,31 và -22,38 ‰; 0,15 và 8,18 ‰. Giá trị 13C của sá sùng dao động trong khoảng từ -16,61 đến –14,81 ‰ cao hơn của thực vật phù du (-22,21 ‰) và vi tảo bám đáy bãi triều (-22,31 ‰), minh chứng cho nguồn gốc thức ăn của sá sùng rất đa dạng gồm thực vật phù du, vi tảo bám đáy và rất ít vật chất hữu cơ từ rừng ngập mặn. Giá trị δ15N của sá sùng dao động trong khoảng từ 6,36 đến 9,85 ‰, tương ứng với bậc dinh dưỡng từ 1,72-2,75 và có xu thế tăng cùng với kích thước sá sùng. Như vậy, sá sùng trưởng thành sử dụng nguồn thức ăn phong phú và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN