tailieunhanh - Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh

Bài viết nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế xanh và kiểm soát nội bộ, đồng thời làm rõ các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trên cơ sở đó chỉ ra đặc trưng của hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp chế biến thủy sản và làm rõ vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản theo hướng phát triển kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. | Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Nguyễn Thị Thu Phương1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế xanh và kiểm soát nội bộ, đồng thời làm rõ các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trên cơ sở đó chỉ ra đặc trưng của hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp chế biến thủy sản và làm rõ vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản theo hướng phát triển kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. Từ khóa: Kinh tế xanh, kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp chế biến thủy sản. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu, các nhà quản lý có xu hướng tập trung nghiên cứu nhiều hơn đến các vấn đề cơ sở lý luận về quản lý đề tìm hướng phát triển một cách bền vững cho doanh nghiệp mình. Kiểm soát nội bộ với vai trò đảm bảo cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ, thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình kinh doanh, giảm thiểu tác động hoặc khả năng xảy ra rủi ro, và ngăn chặn nguy cơ mất giá trị của doanh nghiệp thì đây thật sự là một công cụ quản lý hữu hiệu mà các nhà quản lý có thể tin tưởng áp dụng. Mỗi doanh nghiệp có phương châm kinh doanh của mình, có đặc thù riêng trong công tác quản lý, tuy nhiên để có thể phát triển bền vững thì doanh nghiệp không thể tách mình ra khỏi xã hội, phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đây là vấn đề mang tính sống còn đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thuật ngữ “Kinh tế xanh” chỉ mới được thế giới công nhận từ năm 2008 nhưng mô hình phát triển kinh tế này đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, làm sao để đạt được sự phát triển bền vững này vẫn là vấn đề trăn trở đối với các nhà quản lý kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.