tailieunhanh - Đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Gia Lai giai đoạn 2008 - 2012 dựa trên bộ chỉ thị

Bài báo này áp dụng bộ chỉ thị PTBV các tỉnh Tây Nguyên làm công cụ đánh giá và sử dụng số liệu giai đoạn 2008 - 2012 tại tỉnh Gia Lai để tính toán mức độ PTBV. Ngoài việc đánh giá sự phát triển một cách trực tiếp dựa trên các chỉ thị đơn lẻ, bài báo còn đánh giá sự bền vững của phát triển dựa trên chỉ số đa ngành được tổng hợp từ các chỉ thị thành phần. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 407-412 Đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Gia Lai giai đoạn 2008 - 2012 dựa trên bộ chỉ thị Ngô Đăng Trí1,*, Trần Văn Ý1, Trương Quang Hải2, Nguyễn Thanh Tuấn1, Hoàng Anh Lê3 1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội 2 Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 3 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Kinh tế tỉnh Gia Lai có những bước phát triển nhanh chóng, nhưng cũng chính vì vậy đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy do sự phát triển thiếu cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), trước hết cần phải đánh giá được thực trạng phát triển hiện tại nhằm điều chỉnh chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp hơn trong tương lai. Bài báo này áp dụng bộ chỉ thị PTBV các tỉnh Tây Nguyên làm công cụ đánh giá và sử dụng số liệu giai đoạn 2008 - 2012 tại tỉnh Gia Lai để tính toán mức độ PTBV. Ngoài việc đánh giá sự phát triển một cách trực tiếp dựa trên các chỉ thị đơn lẻ, bài báo còn đánh giá sự bền vững của phát triển dựa trên chỉ số đa ngành được tổng hợp từ các chỉ thị thành phần. Kết quả cho thấy sự phát triển của Gia Lai trong giai đoạn 2008 - 2012 thiếu tính ổn định, hài hòa giữa các chủ đề và giữa các chỉ thị trong từng chủ đề. Đây là đánh giá có tính định hướng nhằm điều chỉnh các tiêu chí phát triển hướng tới mục tiêu PTBV kinh tế - xã hội - môi trường tỉnh Gia Lai trong giai đoạn tới. Từ khóa: Đánh giá phát triển bền vững; Chỉ thị phát triển bền vững; Chỉ số phát triển bền vững. văn hóa [1]. Nhận thức được vấn đề phải đối mặt, Gia Lai đã có các chính sách và chương trình hành động nhằm phát triển một cách bền vững hơn. Việc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN