tailieunhanh - Xếp hạng đại học quốc tế và vấn đề đặt ra đối với các trường đại học Việt Nam

Nhằm đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng QS Asia, cũng như những bảng xếp hạng đại học quốc tế khác, con đường tất yếu mà là các trường đại học Việt Nam cần thực hiện là phải tự nâng cao chất lượng đào tạo của mình, phải đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và thế giới. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài báo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 70-80 Xếp hạng đại học quốc tế và vấn đề đặt ra đối với các trường đại học Việt Nam Đinh Ái Linh1, Trần Trí Trinh2,* 1 Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam 2 Học viện Hành chính Quốc gia, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt Năm 2016, hai đại học Việt Nam lọt vào Top 150 bảng xếp hạng đại học QS Asia (QS University Rankings: Asia) của tổ chức Quacquarelli Symonds –QS. Đây là bước đầu của hành trình khẳng định chất lượng đào tạo - một yêu cầu bắt buộc của mỗi trường đại học, của giáo dục đại học Việt Nam trong thách thức cạnh tranh khu vực, cạnh tranh toàn cầu. Nhằm đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng QS Asia, cũng như những bảng xếp hạng đại học quốc tế khác, con đường tất yếu mà là các trường đại học Việt Nam cần thực hiện là phải tự nâng cao chất lượng đào tạo của mình, phải đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và thế giới. Khi đã được cộng đồng quốc tế (đồng nghiệp, nhà tuyển dụng) thừa nhận chất lượng, cũng đồng nghĩa trường đại học đã khẳng định được vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Xếp hạng; Xếp hạng đại học quốc tế; Bảng xếp hạng đại học QS Asia. 1. Các trường đại học Việt Nam hiện diện trong một số bảng xếp hạng đại học khu vực và quốc tế Xếp hạng đại học hiện đang là một trào lưu lan rộng khắp toàn cầu. Xếp hạng đại học là xác định vị trí cao thấp của các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực hay thế giới. Mỗi bảng xếp hạng đại học sử dụng một số tiêu chí (critera), chỉ báo (indicators), trọng số (weightings) nhất định để xác định thứ bậc cao, thấp với mức độ đạt được các tiêu chí giữa các trường đại học. Các bảng xếp hạng đại học đã lần lượt ra đời và phát triển với mục tiêu cố gắng xác định vị thế của trường đại học trên bản đồ giáo dục khu vực, thế giới; phục vụ cho sự cạnh tranh, phát triển giáo dục đại học trong xu thế toàn cầu hóa.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN