tailieunhanh - Ảnh hưởng của hàm lượng đồng đến sự nảy mầm và phát triển của hạt bưởi trong đất trồng cam Cao Phong, Hòa Bình

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Cu đến sự nảy mầm của hạt bưởi nhằm dự báo những rủi ro từ ô nhiễm đất. Hạt bưởi được gieo trong các bầu đất chứa 144, 2; 244, 2; 444, 2; 744, 2 và 1044, 2 ppm Cu, tương ứng với các công thức thí nghiệm CT0, CT1, CT2, CT3, CT4. Kết quả sau 15, 30, 45 ngày thí nghiệm đã chỉ rõ mức tăng ô nhiễm đồng trong đất làm giảm dần sự nảy mầm của hạt bưởi. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 350-356 Ảnh hưởng của hàm lượng đồng đến sự nảy mầm và phát triển của hạt bưởi trong đất trồng cam Cao Phong, Hòa Bình Trần Thị Tuyết Thu*, Nguyễn Ngọc Linh Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Cam là cây ăn quả chủ lực trong phát triển kinh tế ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sử dụng các hóa chất chứa Cu trong canh tác cam qua nhiều thập kỷ đã làm nảy sinh ô nhiễm Cu trong đất. Gốc ghép để trồng các giống cam phổ biến tại Cao Phong đều sử dụng gốc bưởi đỏ Hòa Bình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Cu đến sự nảy mầm của hạt bưởi nhằm dự báo những rủi ro từ ô nhiễm đất. Hạt bưởi được gieo trong các bầu đất chứa 144, 2; 244, 2; 444, 2; 744, 2 và 1044, 2 ppm Cu, tương ứng với các công thức thí nghiệm CT0, CT1, CT2, CT3, CT4. Kết quả sau 15, 30, 45 ngày thí nghiệm đã chỉ rõ mức tăng ô nhiễm đồng trong đất làm giảm dần sự nảy mầm của hạt bưởi. Ở thời điểm 45 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở CT0 là 100%, còn ở CT4 gây chết hoàn toàn hạt bưởi. Trong khi đó chiều dài rễ cao nhất ở CT0 là 6, 8 cm, thấp nhất ở CT3 0, 6 cm, chiều dài thân lá phát triển tốt nhất ở CT0 4, 2 cm, CT3 không phát triển được thân lá, sinh khối khô cao nhất ở CT0 0, 4 mg, thấp nhất ở CT3 0, 12 mg. Từ khóa: Kim loại nặng, ô nhiễm đồng, sự nảy mầm, hạt bưởi, cam Cao Phong. vượt ngưỡng cần thiết thì khả năng gây độc của Cu gấp 50 lần Mn và gấp 12 đến 15 lần Zn. Trong đất, khi pH vào khoảng 4 thì ở hàm lượng Cu dễ tiêu 10 ppm đã có dấu hiệu làm chậm sự phát triển của cây cam, làm tăng hiện tượng vàng lá do giảm sự hút thu các nguyên tố dinh dưỡng khác [2]. Ô nhiễm Cu trong đất được xác định bởi nhiều nguồn khác nhau, nhưng trong hoạt động thâm canh nông nghiệp sử dụng các loại thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, trừ bệnh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN