tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng và Asen của laterit đá ong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ kim loại nặng và As trong môi trường nước của laterit đá ong khu vực huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ở các nồng độ ban đầu khác nhau (2,5; 5; 10; 20; 50 mg/l). . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 321-326 Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng và Asen của laterit đá ong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoàng Hà*, Phạm Thị Thuý, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Huyền Nga Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ kim loại nặng và As trong môi trường nước của laterit đá ong khu vực huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ở các nồng độ ban đầu khác nhau (2,5; 5; 10; 20; 50 mg/l). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy dung lượng và hiệu suất hấp phụ kim loại bởi laterit Tam Dương theo thứ tự Zn>Cd>Mn >As >Pb. Dung lượng hấp phụ Pb, As, Cd, Zn, và Mn cao nhất của laterit Tam Dương lần lượt là 1553, 756, 397, 281 và 143 mg/kg và hiệu suất hấp phụ cao nhất lần lượt là 94, 76, 70, 56 và 37%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lượng kim loại giảm đi trong dung dịch lớn hơn lượng kim loại hấp phụ trong laterit Tam Dương. Quá trình hấp phụ và kết tủa kim loại đồng thời xảy ra trong thí nghiệm, trong đó Pb có tỉ lệ kết tủa nhiều nhất (52 – 67%), Zn và Cd có tỉ lệ hấp phụ nhiều nhất (80 – 95%) so với tổng lượng kim loại giảm đi trong thí nghiệm. Từ khóa: Asen, kim loại nặng, laterit đá ong, Tam Dương. phụ [2], phương pháp trao đổi ion [3] phương pháp sinh học [4] Trong đó phương pháp hấp phụ là một trong những phương pháp phổ biến với hiệu quả xử lý cao và tiết kiệm chi phí. Một số vật liệu đã được nghiên cứu và sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam như zeolit [5], kaolinit [6], bentonit [7] và bùn đỏ [8]. 1. Mở đầu∗ Ô nhiễm môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước bởi kim loại nặng. Các kim loại nặng (Mn, Cu, Pb, Cd ) và As có trong nguồn nước làm .
đang nạp các trang xem trước