tailieunhanh - Nghiên cứu điều kiện thủy phân và lên men ethanol từ vỏ xoài sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae

Bài viết Nghiên cứu điều kiện thủy phân và lên men ethanol từ vỏ xoài sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy vỏ xoài khi được thủy phân với nồng độ H2SO4 3% (v/v) ở 121oC trong 1 giờ có hàm lượng đường khử cao nhất là 8,49% (w/v). Điều kiện lên men ethanol từ dịch thủy phân vỏ xoài được xác định ở pH 5,5, mật số tế bào nấm men 105 tb/mL và lên men 7 ngày ở nhiệt độ 30oC, hàm lượng ethanol đạt 3,08% (v/v),. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN VÀ LÊN MEN ETHANOL TỪ VỎ XOÀI SỬ DỤNG NẤM MEN SACCHAROMYCES CEREVISIAE Huỳnh Xuân Phong* TÓM TẮT Title: Study on the hydrolysis of mango peel and ethanol fermentation conditions using Saccharomyces cerevisiae Từ khóa: Dịch đường thủy phân, ethanol, lên men ethanol, Saccharomyces cerevisiae, vỏ xoài Keywords: Ethanol, ethanol fermentation, hydrolysate, mango peel, Saccharomyces cerevisiae Thông tin chung: Ngày nhận bài: 23/9/2016; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 05/10/2016; Ngày chấp nhận đăng bài: 05/01/2017. Tác giả: * ThS., Trường ĐH Cần Thơ hxphong@ Đề tài nhằm tận dụng nguồn phế phẩm từ sản phẩm nông nghiệp là vỏ xoài để sản xuất ethanol sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H2SO4 cũng như nhiệt độ và thời gian đến quá trình thủy phân vỏ xoài, nghiên cứu ảnh hưởng mật số tế bào nấm men và pH đến khả năng lên men, xác định thời gian và nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men ethanol. Kết quả nghiên cứu cho thấy vỏ xoài khi được thủy phân với nồng độ H2SO4 3% (v/v) ở 121oC trong 1 giờ có hàm lượng đường khử cao nhất là 8,49% (w/v). Điều kiện lên men ethanol từ dịch thủy phân vỏ xoài được xác định ở pH 5,5, mật số tế bào nấm men 105 tb/mL và lên men 7 ngày ở nhiệt độ 30oC, hàm lượng ethanol đạt 3,08% (v/v). ABSTRACT The objective of this study was to examine the feasibility for the production of ethanol from mango peel using Saccharomyces cerevisiae. The experimental activities included: studying the effects of H2SO4 concentration, time and temperature on the hydrolysis of mango peel, assessing the effects of yeast inoculum levels, pH levels to the fermentation capacity, determining the favourable time and temperature for ethanol fermentation. The results showed that the hydrolysis of mango peel with H2SO4 of 3% (v/v) at 121oC for 1 hour released (w/v) reducing sugars. The fermentation conditions including yeast inoculum levels at

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN