tailieunhanh - So chuẩn và đề xuất xây dựng chương trình tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên hội nhập chuẩn quốc tế

Bài viết này phân tích và đề xuất một số ý tưởng xây dựng chương trình đào tạo nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên theo hướng hội nhập chuẩn khu vực và quốc tế, tập trung vào ba vấn đề (a) So chuẩn lựa chọn mô hình đào tạo; (b) So chuẩn chuẩn đầu ra kiến thức và kỹ năng; và (c) So chuẩn nội dung kiến thức trong chương trình đào tạo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016) 24-34 So chuẩn và đề xuất xây dựng chương trình tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên hội nhập chuẩn quốc tế Trần Thành Nam* Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam, cần xây dựng các chương trình đào tạo (CTĐT) tiệm cận chuẩn năng lực khu vực và quốc tế. Lấy chương trình tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên làm ví dụ, bài viết tập trung phân tích (i) so chuẩn một số chỉ báo đầu ra của các mô hình đào tạo nhà khoa học - nhà thực hành, nhà thực hành - nhà nghiên cứu và mô hình nhà khoa học lâm sàng; (ii) xác định và so chuẩn chuẩn năng lực kiến thức và kỹ năng (trên sáu lĩnh vực, Đánh giá, Can thiệp, Tư vấn/tham vấn, Giám sát/giảng dạy và Điều hành/quản lý chuyên môn); (iii) So chuẩn nội dung kiến thức ở từng lĩnh vực (phân tích minh họa lĩnh vực Đánh giá). Trên cơ sở khảo sát CTĐT tâm lý học lâm sàng sau đại học đang được triển khai tại ĐHQGHN, một số đề xuất phát triển chương trình tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên theo hướng hội nhập quốc tế đã được đưa ra. Từ khóa: So chuẩn, hội nhập khu vực và quốc tế, tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên. 1. Đặt vấn đề * nhập quốc tế là giải pháp chủ yếu. Để giáo dục nước nhà chủ động hội nhập với quốc tế, chính phủ đang xúc tiến nhiều hoạt động trong đó có việc (i) thiết lập khung năng lực quốc gia trong các lĩnh vực phù hợp với chuẩn khu vực và thế giới; (ii) xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo định hướng chuẩn khu vực, quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam; (iii) công nhận CTĐT của nhau và tiến tới công nhận văn bằng chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước. Với nội dung thứ ba, để có thể công nhận CTĐT và văn bằng chứng chỉ của nhau, bản thân mỗi cơ sở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.