tailieunhanh - Sự chuyển dịch của thanh niên sang thị trường lao động: Cần một cái nhìn toàn diện hơn

Bài viết muốn đề cập tới một bức tranh lớn hơn về bước chuyển sang thị trường lao động của thanh niên Việt Nam. Bằng việc sử dụng số liệu khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization), bài viết hi vọng giúp độc giả có thể so sánh mức độ tiệm cận việc làm của những người trẻ để hiểu được một xu hướng chung. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016) 1-10 Sự chuyển dịch của thanh niên sang thị trường lao động: Cần một cái nhìn toàn diện hơn Trần Thị Tuyết*3* Viện Nghiên cứu Thị trường Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Liên Bang Đức Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Những năm gần đây các nghiên cứu về bước chuyển sang thị trường lao động (transition-to-work) của thanh niên Việt Nam thường tập trung vào đối tượng là sinh viên đại học và thường đưa ra những khuyến cáo về mặt bằng chung đáng thất vọng của đối tượng này so với kì vọng của nhà tuyển dụng. Tỉ lệ người có trình độ đại học thất nghiệp được thống kê luôn cao gấp vài lần tỉ lệ thất nghiệp chung trong xã hội. Điều này dễ dẫn tới ngộ nhận là không cần phải đầu tư học cao, tốn kém mà dễ thất nghiệp. Sự ngộ nhận này có thể dẫn tới những tác động tiêu cực, những định hướng lệch lạc trong giới trẻ, đặc biệt trong bối cảnh công tác định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được làm tốt ở mọi cấp độ giáo dục của Việt Nam hiện nay. Bài viết muốn đề cập tới một bức tranh lớn hơn về bước chuyển sang thị trường lao động của thanh niên Việt Nam. Bằng việc sử dụng số liệu khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization), bài viết hi vọng giúp độc giả có thể so sánh mức độ tiệm cận việc làm của những người trẻ để hiểu được một xu hướng chung: trình độ học vấn càng thấp, độ rủi ro trong công việc càng cao, mức lương và các chế độ bảo hiểm càng thấp; và dù với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, các cử nhân vẫn là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản phúc lợi xã hội và có thể tiếp cận được những công việc mà đa phần các đối tượng khác khó có thể tiếp cận. Từ khóa: Thị trường lao động, việc làm, thanh niên, trình độ học vấn, chất lượng công việc, khu vực kinh tế chính quy/phi chính quy, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề * cục Thống kê, 2014b) [2]. Tỉ lệ tham gia thị trường lao động cao (khoảng 78% dân số vào cuối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN