tailieunhanh - Điều trị rối loạn bề mặt nhãn cầu nặng hai mắt bằng ghép tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy
Bài viết nghiên cứu đánh giá kết quả ghép tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy trên thỏ thực nghiệm và ứng dụng điều trị cho một số bệnh nhân có rối loạn nặng bề mặt nhãn cầu 2 mắt. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ðIỀU TRỊ RỐI LOẠN BỀ MẶT NHÃN CẦU NẶNG HAI MẮT BẰNG GHÉP TẤM BIỂU MÔ NIÊM MẠC MIỆNG NUÔI CẤY Nguyễn Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Bình2, Hoàng Thị Minh Châu1 1 Bệnh viện Mắt Trung ương, 2Trường ðại học Y Hà Nội Rối loạn nặng b ề mặt nhãn cầu 2 mắt do suy giảm toàn bộ tế b ào gốc vùng rìa là một thách thức trong nhãn khoa do ñiều trị và tiên lượng còn rất khó khăn. Sử dụng tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy thay thế biểu mô giác mạc là giải pháp mới ñã áp dụng thành công trên thế giới, ñem lại nhiều hứa hẹn trong ñiều trị b ệnh lý này. Nghiên cứu nhằm ñánh giá kết quả ghép tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy trên thỏ thực nghiệm và ứng dụng ñiều trị cho một số b ệnh nhân có rối loạn nặng b ề mặt nhãn cầu 2 mắt. Trên thực nghiệm, nuôi cấy và ghép tự thân thành công tấm b iểu mô niêm mạc miệng cho 15 thỏ, 14 thỏ kết quả tốt, 1 thỏ kết quả khá. Trên lâm sàng, nuôi cấy và ghép tự thân cho 20 ca rối loạn bề mặt nhãn cầu 2 mắt, trong ñó 3 ca phẫu thuật 2 lần, có 14 ca thành công, 2 ca tấm b iểu mô b ị tiêu hủy do tổn thương ngấm sâu vào nội nhãn, 4 ca tân mạch xâm lấn tới trung tâm giác mạc. Ghép tấm b iểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy là phương pháp an toàn, hiệu quả trong kiến tạo b ề mặt nhãn cầu. Từ khóa: Bề mặt nhãn cầu, tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy I. ðẶT VẤN ðỀ Bề mặt nhãn cầu ñóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu, duy trì sự trong suốt của giác mạc, ñảm bảo chức năng thị giác. Bề mặt nhãn cầu ñược ổn ñịnh nhờ sự toàn vẹn của các yếu tố cấu thành bao gồm biểu mô kết mạc, giác mạc, biểu mô vùng rìa và phim nước mắt. Trong các rối loạn bề mặt nhãn cầu sau viêm nhiễm giác mạc k éo dài, bỏng, pemphigoid, hội chứng Stevens – Johnson, t ổn thương xảy ra do suy giảm trầm trọng tế bào gốc vùng rìa của biểu mô giác mạc. Biểu hiện của các rối loạn này là sự xâm lấn của biểu mô kết mạc, tổ chức xơ và tân mạch vào giác mạc làm giảm thị lực có thể dẫn tới mù lòa [1; 2]. Rối loạn bề mặt nhãn cầu nặng khi có suy giảm toàn bộ 360° tế .
đang nạp các trang xem trước