tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng loại bỏ niken trong nước bằng vỏ lạc biến tính axit citric
Kết quả nghiên cứu trên mô hình cột hấp phụ cho thấy, đường cong thoát của nồng độ ion Ni2+ và thời gian bão hòa cột phụ thuộc vào chiều cao lớp vật liệu hấp phụ, nồng độ ion ban đầu và vận tốc dòng chảy qua cột. Các dữ liệu thu nhận được từ thực nghiệm phù hợp với mô hình động học Thomas và Yoon-Nelson. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 209-214 Nghiên cứu khả năng loại bỏ niken trong nước bằng vỏ lạc biến tính axit citric Phạm Thị Thu Hường, Bùi Thị Lệ Thùy, Hoàng Minh Trang, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Thị Thúy* Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ ion Ni(II) trong nước của vỏ lạc trước và sau biến tính axit citric. Khảo sát cấu trúc vật liệu hấp phụ tự nhiên và biến tính thông qua phổ hồng ngoại FTIR và hình ảnh SEM cho thấy, vật liệu sau biến tính có độ xốp hơn so với vật liệu tự nhiên, các nhóm chức trong vật liệu sau biến tính cũng có sự xuất hiện thêm nhóm cacboxyl. Kết quả nghiên cứu trên mô hình cột hấp phụ cho thấy, đường cong thoát của nồng độ ion Ni2+ và thời gian bão hòa cột phụ thuộc vào chiều cao lớp vật liệu hấp phụ, nồng độ ion ban đầu và vận tốc dòng chảy qua cột. Các dữ liệu thu nhận được từ thực nghiệm phù hợp với mô hình động học Thomas và Yoon-Nelson. Từ khóa: Vỏ lạc, hấp phụ, axit citric, niken. 1. Mở đầu∗ pháp hấp phụ luôn được coi là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất do có nhiều ưu điểm như hiệu quả xử lý cao, xử lý tốt chất hữu cơ, màu và mùi, vật liệu hấp phụ có thể tái sinh, lắp đặt và vận hành đơn giản. Các vật liệu hấp phụ như than hoạt tính, chitosan, tro bay, than bùn cho thấy khả năng cao trong việc loại bỏ ion kim loại nặng. Đặc biệt các vật liệu hấp phụ cellulose từ chất thải nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ lạc, lõi ngô, bã mía đang được sự chú ý rất lớn từ các nhà khoa học do chúng là những nguyên liệu rất phong phú, rẻ tiền, sẵn có và thân thiện với môi trường [3, 4]. Tuy nhiên, các vật liệu hấp phụ cellulose chưa biến tính có khả năng hấp phụ kim loại nặng thấp và tính chất vật lý không ổn định. Do đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thử nghiệm nhằm chuyển đổi .
đang nạp các trang xem trước