tailieunhanh - Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen vùng ven biển Nam Định bằng phương pháp phần tử hữu hạn
Bằng cách sử dụng mô hình phần tử hữu hạn, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá các phương án khai thác nước dưới đất khác nhau với lưu lượng các lỗ khoan khai thác tăng dần theo thời gian để đáp ứng nhu cầu cấp nước theo tốc độ tăng dân số đến năm 2030. K. nội dung nghiệp cứu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 204-208 Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen vùng ven biển Nam Định bằng phương pháp phần tử hữu hạn Trần Thị Thúy Hường1, Trịnh Hoài Thu2, Trần Thị Lệ Hằng1, Vũ Văn Mạnh1,* 1 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 2 Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2016, chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nước dưới đất được coi là nguồn nước sạch, là nguồn cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp cho đa số các huyện của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên việc khai thác nước dưới đất như hiện nay làm cho quá trình xâm nhập mặn diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Hiện tại, tỉ lệ diện tích nhiễm mặn tầng chứa nước đã lên đến gần 50% ở tầng Pleistocen và hầu như toàn bộ tầng Holocen dưới. Bằng cách sử dụng mô hình phần tử hữu hạn, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá các phương án khai thác nước dưới đất khác nhau với lưu lượng các lỗ khoan khai thác tăng dần theo thời gian để đáp ứng nhu cầu cấp nước theo tốc độ tăng dân số đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở phương án 1 (PA1), diện tích đới nhạt sau khi khai thác tính đến năm 2030 là 855,6 km2 (diện tích nhiễm mặn chiếm gần 2% đới nhạt). Còn theo phương án 2 (PA2), xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn PA1, diện tích đới nhạt sau khi bị nhiễm mặn còn 852,01 km2, giảm gần 4 km2 so với PA1. Từ khóa: Nước dưới đất, xâm nhập mặn, tầng chứa nước Pleistocen, phần tử hữu hạn. 1. Mở đầu∗ biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng như hiện nay. Theo các kết quả điều tra, quan trắc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất từ trước đến nay cho thấy nguồn tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) ở nhiều khu vực ven biển đã và đang bị ô nhiễm và nhiễm mặn, hoặc có dấu hiệu bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Nguyên nhân chủ yếu do khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước dưới đất dẫn đến quá trình
đang nạp các trang xem trước