tailieunhanh - Đánh giá chất lượng đất khu vực khai thác vật liệu xây dựng cho 3 loại mỏ điển hình (đá vôi, đá bazan và đất sét) tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bài báo trình bày áp dụng chỉ số tổng hợp sử dụng chỉ số chất lượng đất tương đối RSQI để đánh giá chất lượng đất khu vực khai thác vật liệu xây dựng cho 3 loại mỏ điển hình (đá vôi, đá bazan và đất sét) dựa trên số liệu quan trắc và phân tích đất trong tháng 4/2016 tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 155-163 Đánh giá chất lượng đất khu vực khai thác vật liệu xây dựng cho 3 loại mỏ điển hình (đá vôi, đá bazan và đất sét) tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Phạm Ngọc Hồ1,* , Nguyễn Xuân Hải2, Phạm Thị Thu Hà2, Trần Ngọc Diệp1 1 Trung tâm nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bài báo trình bày áp dụng chỉ số tổng hợp sử dụng chỉ số chất lượng đất tương đối RSQI để đánh giá chất lượng đất khu vực khai thác vật liệu xây dựng cho 3 loại mỏ điển hình (đá vôi, đá bazan và đất sét) dựa trên số liệu quan trắc và phân tích đất trong tháng 4/2016 tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Kết quả chỉ số RSQI tính theo QCVN 03:2008/BTNMT và tiêu chuẩn chuyên ngành của các chuyên gia Việt Nam đề xuất cho thấy: chất lượng đất tại 4 khu vực (khai trường, sản xuất, kho bãi, sinh thái dân cư) đã bị suy thoái từ mức mạnh đến rất mạnh. Những kết quả này là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc cần tiến hành cải tạo đất thích hợp để trồng rừng hoặc trồng cây lương thực ngắn ngày và cây ăn quả trong quá trình phục hồi môi trường sau khi khai thác mỏ kết thúc. Từ khóa: Chỉ số đơn lẻ và tổng hợp, khai thác vật liệu xây dựng. các công trình nghiên cứu về đất của hệ sinh thái rừng có đề cập đến việc đánh giá chất lượng đất tổng hợp chủ yếu theo cách tiếp cận dựa vào một số chỉ tiêu đơn lẻ và tính tương quan giữa các chỉ tiêu để đưa ra thang đánh giá cho điểm từ 0 -100 [8,9]. Tuy nhiên phương pháp cho điểm còn mang tính chủ quan. Để khắc phục hạn chế nêu trên trong công trình [10-12], Phạm Ngọc Hồ đề xuất một cách tiếp cận mới đánh giá chất lượng đất bằng chỉ số tổng hợp sử dụng chỉ số chất lượng đất tương đối (RSQI). Vì .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN