tailieunhanh - Chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Bài báo này tập trung bàn về chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó đề ra những hoạch định chính sách tạo lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 68-77 This paper is available online at CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Văn Hà1 , Nguyễn Hồng Vinh2 Tóm tắt. Sự dịch chuyển từ cuộc cách mạng lần thứ ba sang lần thứ tư () thực sự là sự dịch chuyển số (đơn giản, máy móc) sang cuộc cách mạng của sáng tạo (dựa vào sự kết hợp giữa các công nghệ). Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi sự tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Bài báo này, tập trung bàn về chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ lần thứ 4 (), cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, thị trường lao động. 1. Mở đầu Khái niệm Industry hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry (tiếng Đức là Industrie ) hay Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (FIR), là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. FIR được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ. . Bối cảnh lịch sử “Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt lịch sử thế giới khi các công nghệ mới và phương pháp mới nhận thức thế giới tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN