tailieunhanh - Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong nước bằng phương pháp hấp phụ trên phụ phẩm nông nghiệp biến tính axit photphoric

Trong thời gian qua, các nghiên cứu về việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để xử lý kim loại nặng (KLN) trong nước đang được quan tâm bởi tính kinh tế cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Nghiên cứu tiến hành biến tính một số vật liệu phụ phẩm nông nghiệp bằng axit H3PO4, từ đó nhận thấy vật liệu sau biến tính có khả năng hấp phụ xanh metylen cao hơn so với vật liệu gốc từ 2 đến 5 lần. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 96-101 Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong nước bằng phương pháp hấp phụ trên phụ phẩm nông nghiệp biến tính axit photphoric Phạm Hoàng Giang*, Đỗ Quang Huy Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Trong thời gian qua, các nghiên cứu về việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để xử lý kim loại nặng (KLN) trong nước đang được quan tâm bởi tính kinh tế cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Nghiên cứu tiến hành biến tính một số vật liệu phụ phẩm nông nghiệp bằng axit H3PO4, từ đó nhận thấy vật liệu sau biến tính có khả năng hấp phụ xanh metylen cao hơn so với vật liệu gốc từ 2 đến 5 lần. Qua đó, lựa chọn 2 vật liệu có hiệu suất hấp phụ tốt nhất là vỏ chuối và rơm để tiến hành thí nghiệm hấp phụ KLN. Ảnh SEM của vật liệu cho thấy quá trình biến tính đã làm thay đổi cấu trúc của vật liệu theo hướng làm tăng tổng diện tích bề mặt vật liệu dẫn tới khả năng hấp phụ tăng. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ion KLN tới quá trình hấp phụ ta thấy, quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại (Qmax) của các vật liệu là vỏ chuối BT : 121,95 mg Pb2+/g và 53,2 mg Cu2+/g; rơm BT : 55,56 mg Pb2+/g và 46,3 mg Cu2+/g. Từ khóa: Hấp phụ, xử lý nước thải, kim loại nặng, H3PO4, phụ phẩm nông nghiệp. 1. Mở đầu* trao đổi ion, hấp phụ, lọc màng, keo tụ tủa bông hay điện hóa học.[2]. Tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào thực sự ưu việt cả về hiệu suất xử lý cũng như giá thành. Ngày nay việc ứng dụng các vật liệu tự nhiên hoặc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để xử lý KLN trong nước là một trong những hướng nghiên cứu đang được quan tâm bởi tính kinh tế cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam về khả năng hấp phụ của một số vật liệu tự nhiên như vỏ cam [3], rong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN