tailieunhanh - Phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tiếng Việt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh lớp 3 của 30 giáo viên tại hai trường tiểu học trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số giáo viên tiểu học ít thấy cần thiết và cũng chưa thực sự phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học. | PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT 1 TRẦN THỊ TÚ ANH 1, TRỊNH THỊ THÚY 2 Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: 2 Trường Tiểu học Vân An, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho thế hệ trẻ đang được các nhà nghiên cứu và giáo dục trên thế giới quan tâm bởi vai trò của nó đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thành công trong học tập và cuộc sống. Nhà trường cần quan tâm phát triển năng lực này cho các em ngay từ những bậc học đầu tiên (như mầm non, tiểu học). Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng việc phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh lớp 3 của 30 giáo viên tại hai trường tiểu học trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số giáo viên tiểu học ít thấy cần thiết và cũng chưa thực sự phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, họ cũng cho biết có thể phát triển năng lực này thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Bài báo khuyến nghị cần quan tâm bồi dưỡng năng lực cảm xúc – xã hội cho giáo viên tiểu học và khuyến khích họ tăng cường phát triển năng lực này cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt bởi tính phù hợp của nội dung và phương pháp dạy học. Từ khóa: Giáo viên tiểu học, Học sinh tiểu học, Năng lực cảm xúc – xã hội, Dạy học môn Tiếng Việt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực cảm xúc – xã hội là một trong những vấn đề khá mới mẻ ở trên thế giới và ở Việt Nam, được quan tâm từ những năm cuối của thế kỷ XX. Có thể tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội vào ba nhóm chính, đó là: (1) Kỹ năng sống; (2) Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence); và (3) Học tập cảm xúc – xã hội (Social – Emotional Learning, SEL). Kỹ năng sống là “năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” [10, tr. 81]. Kỹ năng sống được đưa vào các chương trình giáo dục cho các đối tượng từ trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN