tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh Hòa Bình

Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường; ứng dụng cơ sở lý luận về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường để phân tích thực trạng kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, đề xuất mô hình áp dụng kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và một số ứng dụng tại tỉnh Hòa Bình. | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Phân tích và đề xuất một số biện pháp kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh Hoà bình Tác giả luận văn: Bùi Quang Điệp Khóa: 2010 – 2012 Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Trần Việt Hà Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực và tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Tiềm lực kinh tế của Việt Nam được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 106 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt USD; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà nước phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý và phương thức điều hành nền kinh tế, đảm bảo giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế trên cơ sở vận dụng đúng các quy luật, nguyên lý kinh tế, đồng thời phát huy tối đa vai trò điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực mà nền kinh tế thị trường không tự vận hành tốt. Trong đó có ngành Tài nguyên và Môi trường. Trước yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý Tài nguyên và bảo vệ môi trường còn bộc lộ nhiều bất cập. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường về Tài nguyên và môi trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Tài nguyên chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng, vai trò và giá trị của tài nguyên chưa được nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng tầm và phù hợp với các nguyên tắc, quy luật của kinh tế thị trường. Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xem là thước đo hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động kinh tế. Thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chậm được đổi mới, còn nặng tính hành .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN