tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng chi NSNN và quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trong thời gian tới nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH trên địa bàn đạt hiệu quả ngày càng cao. | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Tác giả luận văn: Vũ Sơn Hà Khóa: CH 2010A - Người hướng dẫn: TS. Đặng Vũ Tùng Nội dung tóm tắt: 1. Lý do chọn đề tài. Trong hệ thống tài chính của Quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời NSNN là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước để đảm bảo về mặt vật chất cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận. Ngân sách nhà nước nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ để nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong phạm vi địa phương, ngân sách địa phương (NSĐP) tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý. Trong những năm gần đây, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Vì vậy, việc quản lý chi NSNN như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và quan tâm nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Yêu cầu chung đó cũng đòi hỏi mỗi địa phương cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách ở địa phương nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên để góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và sự nghiệp đổi mới của đất nước .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN