tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam

Mục tiêu của đề tài "Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam" là chỉ ra những bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục. nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/------------/----HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGOẠI THƢƠNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: . LÊ CHI MAI Phản biện 1: Thị Hà Phản biện 2: Lê Thị Anh Vân Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 403 tầng 4 Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 13h 30’ ngày 04 tháng 04 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đổi sâu sắc theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sôi động, quản lý Nhà nước đối với ngoại thương là một tất yếu. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại thương đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới phương pháp và công cụ quản lý nền kinh tế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Đồng thời, việc trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng đòi hỏi Nhà nước phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chuyển sang hướng dẫn, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế. Hoạt động ngoại thương là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là một ngành kinh tế đặc thù, là khâu giao lưu giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khai thác sao cho có hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó cần thiết phải có sự quản lý Nhà nước đối với hoạt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.