tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Tam Dương - Yên Lạc 2
Dưới đây là Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Tam Dương - Yên Lạc 2 dành cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi môn Ngữ Văn sắp tới, việc tham khảo đề thi này giúp các bạn củng cố kiến thức luyện thi một cách hiệu quả. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG – YÊN LẠC 2 -------------------------------- KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút. Đề thi gồm 01 trang. ——————— I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang. “Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc chắn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không dám ra ngoài và dám biến những giấc mơ của bạn trở thành hiện thực? (Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức NXB Thế giới; 2016; trang 147-148) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng
đang nạp các trang xem trước