tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam; nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam. | MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ phát triển kinh tế tăng rất nhanh trong những năm qua (GDP tăng trung bình khoảng 5,6 %/năm trong giai đoạn 1997-2009, WB 2010). Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng (788 đô thị, tốc độ đô thị hóa 35,2%, UN-Habitat 2015) và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cũng tăng rất nhanh. Theo dự báo, sau 2015 Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là nhập khẩu than cho phát điện (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, GDP bình quân hàng năm sẽ tăng khoảng 7%, nhu cầu điện thương phẩm tăng giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 11,4%; giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 9,1%; giai đoạn 2026-2030 tăng khoảng 7,9%. Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn, các loại hình nguồn phát điện được quy hoạch đa dạng, đầy đủ nhằm khai thác triệt để, có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng được Chính phủ quan tâm và định hướng các chủ trương phát triển năng lượng bền vững. Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia nói chung và Quy hoạch phát triển điện lực, đặc biệt là phát triển nhiệt điện nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một trong các nội dung quan trọng của QLNN về phát triển bền vững, bao gồm: an ninh năng lượng, khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN