tailieunhanh - Làm cách nào để bảo tồn hệ sinh thái lúa mùa nổi xã Vĩnh Phước - huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang

Bài tham luận này nhằm mục đích lược khảo kinh nghiệm thích ứng với lũ của một số nước trên thế giới cụ thể là ở Hà Lan, lược khảo tổng quan các nghiên cứu về lúa mùa nổi trên thế giới, cũng như khu vực Đông Nam Á và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ các báo cáo khoa học của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và khảo sát thực địa tại địa bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm cơ sở thuyết minh sự cần thiết của việc phục hồi hệ thống canh tác lúa mùa nổi - cây màu làm cơ sở để thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. | Làm cách nào để bảo tồn hệ sinh thái lúa mùa nổi xã Vĩnh Phước – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Kiền Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn Trường Đại học An Giang Email: nvkien@ DĐ: 0966309356 Bài viết này được đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học về “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG” do hội Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật An Giang tổ chức ngày 20 tháng 12 năm 2013, tại trường Đại học An Giang. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tóm tắt Bài tham luận này nhằm mục đích (1) lược khảo kinh nghiệm thích ứng với lũ của một số nước trên thế giới cụ thể là ở Hà Lan, (2) lược khảo tổng quan các nghiên cứu về lúa mùa nổi trên thế giới, cũng như khu vực Đông Nam Á và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ các báo cáo khoa học của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và khảo sát thực địa tại địa bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm cơ sở thuyết minh sự cần thiết của việc phục hồi hệ thống canh tác lúa mùa nổi-cây màu làm cơ sở để thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Trên cơ sở tóm lược kết quả của các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, và môi trường sống của lúa mùa nổi (LMN) trên thế giới và kết quả khảo sát thực địa mô hình canh tác lúa-màu tại xã Vĩnh Phước trong năm 2013, tác giả đề xuất cần nên bảo tồn và phát triển lại hệ thống sản xuất lúa mùa nổi – cây màu ở những vùng đất ngập lũ sâu, khó phát triển đê bao khép kín, với các lý do sau: (1) thích nghi tốt với điều kiện ngập sâu, đất phèn trung bình đến nặng, (2) tạo không gian để chứa nước lũ, giảm áp lực vỡ đê ở những vùng lân cận, (3) tao nơi cư trú và sinh sản cho nhiều loài cá nước ngọt, (4) ứng phó tốt với biến đổi khí hậu trong điều kiện lũ có xu hướng bất thường, và hệ thống cây màu mùa khô thích nghi tốt với điều kiện khô hạn nhờ vào lớp phủ dày từ rơm gạ lúa mùa nổi, (5) bảo tồn nguồn gen quí góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN