tailieunhanh - Quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Bài viết này tìm hiểu về khái niệm quan hệ xã hội, quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục theo quan điểm Mác-xít và công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích đó, bài viết trình bày kết quả của Việt Nam giai đoạn 2010-2015. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 51-57 This paper is available online at QUAN NIỆM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phùng Thanh Thủy1 Tóm tắt. Công bằng xã hội trong giáo dục là một phần quan trọng của chính sách giáo dục. Phát triển giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Công bằng xã hội trong giáo dục là đảm bảo cơ hội học tập và cơ hội cho mọi người, từ đồng bằng đến vùng xa, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính sách này được Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ. Bài viết này, tìm hiểu quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Công bằng xã hội, giáo dục, công bằng xã hội trong giáo dục. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, công bằng xã hội trở thành mục tiêu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong nhiều kỳ Đại hội, luôn xác định vấn đề công bằng xã hội là mục tiêu nhất quán của công cuộc đổi mới: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giáo dục chính là nhân tố có vai trò quyết định đến nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, có nguồn nhân lực cao, phát huy tiềm năng, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục luôn là động lực quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Giáo dục là một điều kiện quan trọng bảo đảm công bằng trong phát triển xã hội. Giáo dục, với trí tuệ góp phần quyết định tạo ra tiềm năng của mọi tiềm năng. Thiếu học vấn, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng lao động con người sẽ rất khó khăn trong tìm việc, tạo việc và lao động với năng suất, hiệu quả cao. Đồng thời, cũng rất khó khăn trong việc hòa nhập với đời sống cộng đồng và hưởng thụ được những gì mà nền văn minh hiện đại mang lại. 2. .
đang nạp các trang xem trước