tailieunhanh - Phân tích so sánh các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới: Phương pháp nào phù hợp với đào tạo đại học Việt Nam
Mục đích bài viết nghiên cứu nhằm xác định phương pháp đánh giá phù hợp với nền giáo dục đào tạo đại học nước ta trên cơ sở so sánh, phân tích các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới. Đồng thời, bài viết còn đưa ra đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao, đánh giá chất lượng đào tạo đại học nước nhà. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 2, pp. 30-37 This paper is available online at PHÂN TÍCH SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI: PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÙ HỢP VỚI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VIỆT NAM Kim Hoàng Giang1 Tóm tắt. Bài viết phân tích các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo đã và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới trong giáo dục đại học. Trên cơ sở kết quả khảo sát điều tra ý kiến của các giảng viên đến từ một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã xác định được hai phương pháp được đánh giá cao về sự phù hợp và tính khả thi áp dụng đối với nền giáo dục nước ta. Hai phương pháp này gồm: Quản lý chất lượng toàn diện (đạt điểm trung bình 3,99 /5 điểm với 62,79% số giảng viên đánh giá cao) và ISO 9001 (đạt điểm trung bình 4,35 /5 điểm với 77,9% số giảng viên đánh giá cao). Từ kết quả này, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị triển khai rộng rãi hai phương pháp này nhằm nâng cao khả năng đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam. Từ khóa: Chất lượng đào tạo, phương pháp đánh giá, giáo dục đại học Việt Nam. 1. Mở đầu Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, kết hợp xu hướng cạnh tranh khốc liệt trong môi trường toàn cầu, nền giáo dục đại học thế giới nói chung đứng trước thách thức to lớn về chọn lựa phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho nhân loại. Hiện nay, trên thế giới có một số phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo được áp dụng khá phổ biến và linh hoạt trong đào tạo đại học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các nhà quản lý giáo dục đại học không dễ dàng ứng dụng các phương pháp này một cách hiệu quả nhất, vì bối cảnh mỗi cơ sở đào tạo, mỗi quốc gia lại có các hình thức tổ chức, chức năng, tầm nhìn chiến lược khác nhau. Điều này đòi hỏi nhà quản lý giáo dục phải có khả năng đánh giá được các ưu nhược điểm của các phương pháp để từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với cơ sở của mình. Tại
đang nạp các trang xem trước