tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Bài viết tập trung phân tích mô hình năng lực của Hiệu trưởng và xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng sẽ phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 1-9 This paper is available online at NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC Đặng Thị Thanh Huyền1 Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích mô hình năng lực của Hiệu trưởng và xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng sẽ phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay. Từ khóa: Chuẩn Hiệu trưởng; năng lực; quản trị trường học. 1. Tiếp cận xây dựng chuẩn Hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông (sau đây gọi tắt là chuẩn Hiệu trưởng) Việt Nam hiện nay được quy định theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW đòi hỏi người hiệu trưởng cần có những năng lực mới để đáp ứng yêu cầu: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục; Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Vì vậy cần xây dựng chuẩn Hiệu trưởng mới nhằm không ngừng phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Chuẩn Hiệu trưởng xây dựng theo tiếp cận “Quản
đang nạp các trang xem trước