tailieunhanh - Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục Đại học trong xã hội hiện đại

Bài viết trình bày những đặc điển của nền giáo dục trong đới sống xã hội hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học phát triển với những yêu cầu mới về chất lượng đào tạo (kỹ năng mềm) và đội ngũ giảng viên. | KINH TẾ TRI THỨC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Trần Khánh Đức Đại học quốc gia Hà nội Tóm tắt Bài viết trình bày những đặc điển của nền giáo dục trong đới sống xã hội hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học phát triển với những yêu cầu mới về chất lượng đào tạo ( kỹ năng mền) và đội ngũ giảng viên. This article is presenting some characters of the education in the modern society with the development of the knowledge economy and the globanization. In this context, the higher deducation is developing with a new requirememts on a training quality (soft skills) and the teachers in higher education. Đặt vấn đề Công cuộc đổi mới ở nước ta theo hướng CNH&HĐH, hội nhập quốc tế và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục đại học. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ cần “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “ Để đáp ứng đòi hỏi đó, việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI (1/2011) là một yêu cầu cần thiết và cấp bách 1. TƯ DUY LẠI TƯƠNG LAI - TRIẾT LÝ MỚI VỀ XÃ HỘI VÀ NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI Anwin Toffler – Nhà dự báo Mỹ nổi tiếng trong bộ 3 tác phẩm “ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba “ và “ Thăng trầm quyền lực “ khi phân tích sự chuyển đổi xã hội từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và văn minh tin học đã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN