tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy quét laser 3D mặt đất trong quản lý xây dựng - khai thác mỏ hầm lò
Bài báo trình bày kết quả kiểm tra độ chính xác về không gian khi đo bằng máy quét laser 3D mặt đất (TLS) cho thấy giá trị chênh lệch khoảng cách (ΔS) xác định được 6÷14mm trong phạm vi từ 50 đến 150m. Mô hình 3D đo bằng TLS tại khu vực hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) với thời gian đo, xử lý nhanh chóng trong khoảng thời gian 18 giờ cho phép xác định được vị trí hầm sập và tình trạng không gian tại vị trí xẩy ra sự cố và phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ. | Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Số 57 (2016) 65-73 65 Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy quét laser 3D mặt đất trong quản lý xây dựng - khai thác mỏ hầm lò Nguyễn Viết Nghĩa 1,*, Võ Ngọc Dũng 1 1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 25/7/2016 Chấp nhận 09/8/2016 Đăng online 30/12/2016 Bài báo trình bày kết quả kiểm tra độ chính xác về không gian khi đo bằng máy quét laser 3D mặt đất (TLS) cho thấy giá trị chênh lệch khoảng cách (ΔS) xác định được 6÷14mm trong phạm vi từ 50 đến 150m. Mô hình 3D đo bằng TLS tại khu vực hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) với thời gian đo, xử lý nhanh chóng trong khoảng thời gian 18 giờ cho phép xác định được vị trí hầm sập và tình trạng không gian tại vị trí xẩy ra sự cố và phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ. Mặc dù hiện nay giá thành của thiết bị TLS cao hơn các thiết bị đo đạc truyền thống, nhưng hiệu quả và kết quả công việc cao hơn nhiều. Từ đó trong tương lai gần, máy quét laser 3D mặt đất cũng có thể cho phép ứng dụng trong quản lý xây dựng - khai thác ở mỏ hầm lò, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý khai thác, quản trị tài nguyên và góp phần minh bạch hóa hoạt động khoáng sản ở Việt Nam. Từ khóa: Quét laser 3D mặt đất Dữ liệu địa không gian Mỏ hầm lò Thủy điện Đạ Dâng © 2016 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 1. Đặt vấn đề Các dữ liệu cơ sở địa không gian là tài nguyên thông tin góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị tài nguyên, điều hành, quản lý sản xuất và kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản. Trong xu hướng hiện nay, các mỏ hầm lò ở Việt Nam khai thác, mở vỉa ở độ sâu ngày càng lớn như: dự án ở mỏ than Hà Lầm (Công ty CP Than Hà Lầm, 2012), núi Béo (Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, 2012), dự án khai thác ở đồng bằng Sông Hồng có độ sâu khai thác 300÷600m so với mặt nước biển (Nguyễn Tam Sơn, 2008). Việc mở vỉa khai thác ở độ sâu lớn như vậy đòi .
đang nạp các trang xem trước