tailieunhanh - Huy động vốn đầu tư và phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và dạy nghề ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Bài viết phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư và phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và dạy nghề ở nước ta thời gian vừa qua. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả để huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 70-77 This paper is available online at HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Hương1 Tóm tắt. Để nắm bắt được thực trạng cơ chế chính sách và thực hiện cơ chế chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư và phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và dạy nghề ở nước ta thời gian vừa qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả để huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề. Từ khóa: Giáo dục, đào tạo và dạy nghề, huy động vốn đầu tư, phân bổ vốn ngân sách nhà nước. 1. Mở đầu Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, muốn đưa đất nước nhanh chóng phát triển kinh tế thì không có cách nào khác là phải đầu tư cho nguồn lực con người nói chung, cho giáo dục và đào tạo nói riêng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tiếp tục ghi nhận giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trung ương Đảng vẫn nhận định rằng, chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả; chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục, đào tạo chưa phù hợp; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN