tailieunhanh - Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm nước sông ở đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn nước sông ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, do các chất thải sinh hoạt và từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Kết quả của Mô hình Probit và Mô hình hồi quy OLS cho thấy rằng các biến: giá cược, thu nhập hộ gia đình, tuổi, giới tính, và trình độ học vấn của đáp viên, địa bàn cư trú của hộ gia đình, số trẻ em trong hộ, sự không chắc chắn về cung và cầu nước sông dùng trong sinh hoạt, và sự quan tâm của người dân đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước đều có ý nghĩa thống kê. | Tạp chí Khoa học 2010:15b 264-273 Trường Đại học Cần Thơ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Võ Thành Danh1 ABSTRACT Water in rivers at the Mekong Delta is now polluted seriously. Sources of polluters come from agricultural activities due to uses of fertilizers and pesticides, human activities, and untreated discharge water form industrial activites. The paper showed that majority of respondents were willing to pay for the program protecting river not be polluted. Applying the contingent valuation method, the mean willingness to pay estimated by Probit model was 29,345 VND/household/year and the total economic losses were estimated at 1,454 billion VND/year. Probit and OLS models’ results showed that variables: option price, household income, respondent’s age, sex, educational status, resettlement, number of children, uncertainty on river water supply and demand, and concern on the pollution status statistically significantly affected to the willingness to pay to avoid the pollution happen. Keywords: Contingent valuation method, economic losses, river water pollution Title: Economic valuation of river water pollution in the Mekong Delta TÓM LƯỢC Nguồn nước sông ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, do các chất thải sinh hoạt, và từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bài viết cho thấy rằng đa số đáp viên sẵn lòng trả tiền tham gia chương trình bảo vệ nước sông không bị ô nhiễm. Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên, mức sẵn lòng chi trả là đồng/hộ/tháng và tổn thất kinh tế có thể lên đến khoảng tỷ đồng/năm. Kết quả của Mô hình Probit và Mô hình hồi quy OLS cho thấy rằng các biến: giá cược, thu nhập hộ gia đình, tuổi, giới tính, và trình độ học vấn của đáp viên, địa bàn cư trú của hộ gia đình, số trẻ em trong hộ, sự không chắc chắn về cung và cầu nước sông dùng trong sinh hoạt, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN