tailieunhanh - Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tổn thương của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với hoạt động sinh kế của cư dân vùng ven biển Cà Mau. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 202 hộ dân đang sinh sống ở khu vực ven biển Cà Mau. Sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổng thương sinh kế, kết quả cho thấy rằng, cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động của BĐKH, khả năng tổn thương giải dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộc, vốn tài chính, thảm họa BĐKH và sức khỏe. Tuy nhiên, khả năng thích ứng với BĐKH của các hộ dân vùng ven biển Cà Mau cũng khá cao. | Kinh tế & Chính sách ĐÁNH GIÁ SỰ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU Nguyễn Quốc Nghi Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tổn thương của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với hoạt động sinh kế của cư dân vùng ven biển Cà Mau. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 202 hộ dân đang sinh sống ở khu vực ven biển Cà Mau. Sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI), kết quả cho thấy rằng, cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động của BĐKH, khả năng tổn thương giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm hoạ BĐKH và sức khoẻ. Tuy nhiên, khả năng thích ứng với BĐKH của các hộ dân vùng ven biển Cà Mau cũng khá cao. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương, dân cư ven biển, tỉnh Cà Mau. Biến đổi khí hậu (BĐKH) với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển dâng, được xem là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Với những tác động tiềm tàng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, BĐKH đang là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Tân và Thành, 2013). Cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu đòi hỏi phải hành động ngay lập tức không chỉ trên phương diện thích ứng mà còn làm giảm thiểu tác động của BĐKH. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Theo thời gian hình thành và phát triển, vùng ven biển đã trở thành nơi sinh sống của đông đảo dân cư, sinh kế của họ vì thế cũng chủ yếu dựa dễ bị thiên tai. Hơn nữa, khả năng thích ứng kém do thiếu nguồn lực để đương đầu với các rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho cư dân ven biển càng khó khăn hơn để duy trì và phát triển sinh kế bền vững (Tân và cộng sự, 2010). Làm giảm thiểu tác động cũng như
đang nạp các trang xem trước